Đàn áp Pháp Luân Công Bạc Hy Lai

Khi còn là thị trưởng thành phố Đại Liên, Bạc Hy Lai có tham vọng vươn cao hơn trong bộ máy chính trị. Tuy nhiên trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 15 năm 1997, Bạc không giành được lá phiếu nào để có một ghế trong Ủy ban Trung ương hoặc được thuyên chuyển sang một vị trí khác [20]. Do đó Bạc sốt sắng tìm cơ hội để thăng tiến trên con đường quan lộ.

Năm 1999, khi Giang Trạch Dân tiến hành cuộc đàn áp môn khí công Pháp Luân Công trên toàn quốc. Bạc nhận thấy đây là cơ hội để có được sự ủng hộ nhiệt tình của Giang. Tháng 9 năm 1999, hai tháng sau cuộc đàn áp Pháp Luân Công, Bạc Hy Lai được bổ nhiệm làm bí thư thành phố Đại Liên. Bạc cực kỳ muốn làm hài lòng Giang và sẽ làm tất cả những gì Giang muốn miễn là Giang thăng chức cho mình [20].

Theo cựu phóng viên Đại Liên Khương Duy Bình, tài xế thân cận của Bạc là ông Vương kể rằng Giang Trạch Dân từng nói với Bạc Hy Lai: "Chừng nào mà anh còn cứng rắn với Pháp Luân Công, anh sẽ có lá bài được thăng chức"[20]. Khi vợ của Bạc là Cốc Khai Lai nghe được những lời của Giang Trạch Dân, bà ta nói với Bạc rằng chỉ khi thành phố Đại Liên đi đầu trong việc đàn áp Pháp Luân Công thì Bạc Hy Lai mới nổi bật và được thăng chức.

Bạc nhanh chóng tăng cường đàn áp lên các học viên Pháp Luân Công ở Đại Liên. Với sự giúp đỡ tài chính từ Giang, Bạc đã nâng cấp và mở rộng nhiều nhà tù ở Đại Liên. Kết quả là Đại Liên trở thành một trong những thành phố mà cuộc bức hại Pháp Luân Công diễn ra tàn khốc nhất.Trại lao động cưỡng bức Đại Liên là nơi khét tiếng về tra tấnngược đãi tình dục[21] các học viên Pháp Luân Công, được các quan chức Đảng cộng sản Trung Quốc tán dương là một trong những "tập thể tiên tiến nhất" về "cải tạo chuyển hóa". Phòng công an Đại Liên được trao bằng khen hạng nhất vì đạt thành tích trong việc đàn áp Pháp Luân Công.

Theo Tổ chức thế giới về điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công, trong lúc Bạc Hy Lai nhậm chức ở tỉnh Liêu Ninh, một trong những đợt đàn áp dã man nhất đã diễn ra ở đây. Trại lao động cưỡng bức Mã Tam GiaTrại lao động cưỡng bức Đại Liên là những nơi nổi tiếng trong việc sáng kiến ra những cách thức tra tấn và áp dụng lên những học viên bị giam cầm [22].

Cựu nghị sĩ Canada và bộ trưởng bộ ngoại giao Canada (về châu Á – Thái Bình Dương) David Kilgour đã trích dẫn một bằng chứng về báo cáo của ông về việc thu lấy nội tạng sống của Đảng cộng sản Trung Quốc vào ngày 24 tháng 5 năm 2007: "Vợ của một bác sĩ phẫu thuật đã tiết lộ về việc thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công sau khi chồng bà thú nhận đã mổ lấy giác mạc từ 2,000 học viên Pháp Luân Công ở một bệnh viện thuộc tỉnh Liêu Ninh, lúc đó Bạc Hy Lai làm chủ tịch tỉnh.

Theo các báo cáo, Bạc Hy Lai đã bị kiện 14 lần ở 13 quốc gia vì các tội danh tra tấn, diệt chủng và các tội ác chống lại loài người [20]. Vào tháng 11 năm 2007, tòa án tối cao New South Wales ở Úc đã tuyên bố Bạc có tội trong phiên tòa vắng mặt xét xử ông ta trong vụ tra tấn học viên Pháp Luân Công Phan Vũ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bạc Hy Lai http://www.smh.com.au/world/bo-intrigue-deepens-ov... http://www.theaustralian.com.au/news/world/british... http://www2.macleans.ca/2012/05/03/the-china-crisi... http://www.stnn.cc/ed_china/200811/t20081126_91260... http://www.businessweek.com/news/2012-02-15/wang-m... http://www.chinavitae.com/biography/72 http://www.chinavitae.com/biography/Bo_Xilai/caree... http://www.csmonitor.com/World/Asia-Pacific/2012/0... http://china.dwnews.com/news/2012-03-15/58656264.h... http://china.dwnews.com/news/2012-03-15/58656289.h...